BA là gì? Những kỹ năng một BA cần phải có để thành công

ba là gì
Rate this post

BA là gì? Những kỹ năng một BA cần phải có để thành công là nội dung chính trong bài viết này của chúng tôi, các bạn hãy tham khảo bởi đây là những thông tin vô cùng quan trọng, giúp ích rất nhiều bạn đọc trong việc hướng nghiệp của bản thân và người thân của mình.

BA là gì?

BA là thuật ngữ được viết tắt của từ Business Analyst, dịch ra nghĩa tiếng Việt là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. BA là người đứng giữa, có trách nhiệm kết nối khách hàng với đội ngũ kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật trong doanh nghiệp.

ba là gì

Hiện nay, BA chia thành 3 chuyên môn cơ bản như sau:

Chuyên gia tư vấn quản lý: Là một chuyên gia tư vấn quản lý, công việc của người này sẽ đề xuất ra những cách cải thiện hiệu quả cho công ty hoặc là tổ chức mình làm việc. Điều mà chuyên gia tư vấn quản lý sẽ là đưa ra những lời tư vấn dành cho những nhà quản lý của công ty hoặc tổ chức đưa ra kế hoạch làm việc để có được lợi nhuận tốt nhất, thông qua việc chi phí giảm nhưng tăng về doanh thu.

Chuyên viên phân tích hệ thống: Một chuyên viên phân tích hệ thống, công việc của họ là phân tích, thiết kế kỹ thuật để đưa ra phương án giải quyết những đền kinh doanh sử dụng trong kỹ thuật. Người làm công việc này, phần lớn hoạt động theo nhóm sẽ cùng xác định ra những cải tiến cần thiết ở công ty, rồi thiết kế ra các hệ thống để có thể hoàn thành được thay đổi đó, từ đó sẽ đào tạo nhân lực sử dụng và chuyển giao hệ thống cho người khác sử dụng.

Chuyên gia phân tích dữ liệu: Là một chuyên gia phân tích dữ liệu, người này sẽ có trách nhiệm thu thập thông tin – kết và trình bày các dữ liệu đó ở dạng đồ thị, sơ đồ, biểu đồ hoặc là bảng biểu rồi báo lên cấp trên. Sau đấy, với dữ liệu được thu thập này họ sẽ sử dụng để có thể xác định được xu hướng, dựng lên các mô hình từ đó dự đoán được những gì sẽ xảy ra.

Công việc cụ thể mà một BA, tùy vào chuyên môn của mình phụ trách thường làm gồm có:

Thứ nhất, họ sẽ trực tiếp làm việc cùng với khách hàng và lắng nghe nguyện vọng của khách hàng, để thấu hiểu được mong muốn từ họ. Sau đấy sẽ đưa ra những gợi ý, yêu cầu và phân tích, đề xuất các giải pháp sao cho phù hợp nhất để tạo dựng lên các quy trình, rồi tài liệu hóa các yêu cầu cuối cùng là xác nhận các thông tin đó với khách hàng.

Thứ hai, tiến hành chuyển giao thông tin với nội bộ team. Trong đó gồm có cả team phát triển dự án như là Dev, PM, QC,… hoặc là các team có liên quan đến dự án mà họ đang cùng thực hiện, dù chỉ là một module nhỏ có liên quan.

Thứ ba, quản lý về sự thay đổi yêu cầu. Bản chất của kinh doanh là luôn thay đổi, nên sẽ có những yêu cầu đi theo thời gian cần được cập nhật lại. Vì thế, là một BA người này sẽ phải làm công việc phân tích những ảnh hưởng trong sự thay đổi đó, để đưa ra một tổng thể cho hệ thống, rồi quản lý tốt sự thay đổi đó theo từng phiên bản khi cập nhật trong tài liệu.

Qua đây ta có thể thấy rõ, BA chính là cầu nối quan trọng của khách hàng với lại team dự án. Sẽ là người thực hiện việc chuyển giao các thông tin, cũng là người hiểu rõ về hệ thống rõ nhất trong quá trình họ thực hiện.

Từ những thông tin này, các bạn đã hiểu rõ được BA là gì rồi đúng không ạ? Vậy muốn là một BA thành công thì cần phải có những kỹ năng nào? Hãy đến với nội dung tiếp theo của bài viết, để hiểu rõ hơn nhé các bạn.

Những kỹ năng một BA cần có để thành công

Để trở thành một BA thành công, nhận được sự tín nhiệm của khách hàng và cấp trên thì người này cần tích lũy cho mình kỹ năng giao tiếp, phần tích, công nghệ, xử lý vấn đề, ra quyết định, quản lý, đàm phán và thuyết phụ.

kỹ năng của ba

Kỹ năng giao tiếp: Vì công việc của một BA là phải tương tác với khách hàng, đội ngũ dự án và người quản lý nhiều. Nếu BA muốn chỉ ra được những yêu cầu của công việc cơ bản nhất, điều quan trọng là phải biết cách trình bày công việc thật sự dễ hiểu vì thế kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng, một BA cần có.

Kỹ năng phân tích: Để nhìn rõ được tiềm năng của sự thành công trong dự án mà mình đang làm, thì việc thu thập thông tin và phân tích là điều mà một BA cần rèn luyện trong công việc của bản thân. Thức tế, nếu ai có khả năng phân tích tốt thì sẽ là thế mạnh, lợi thế để thành công.

Kỹ năng công nghệ: Với một BA khi có sự hiểu biết và khả năng công nghệ tốt, sẽ tự tin trong việc tìm ra phương pháp kinh doanh, hiểu các công nghệ mà dự án mình đang theo đuổi hay là kịp cập nhật những ứng dụng mới nhất. Điều này sẽ giúp cho quá trình làm việc của BA nhận được sự tin tưởng của khách hàng, cấp trên và đội dự án mỗi khi trao đổi công việc với nhau.

Kỹ năng xử lý vấn đề: Trong cuộc sống, nhất là hoạt động kinh doanh việc xảy ra các vấn đề đột xuất là điều không thể tránh khỏi, nên ai cũng cần phải có kỹ năng này và nhất là BA. Xử lý vấn đề tốt, BA có thể làm chủ được các vấn đề công việc, những khó khăn mà mình gặp phải từ đó thể hiện năng lực bản thân tốt hơn, từ đó dễ dàng chạm đến đích của thành công.

Kỹ năng đưa ra quyết định: Bên cạnh việc phân tích các vấn đề tốt, nhận ra những điều kết quả và nhận thấy tiềm năng thành công hoặc là thất bại thì cần nhanh chóng đưa qua quyết định, tiếp tục hoặc dừng lại dự án vì BA là người tư vấn chính cho doanh nghiệp nên kỹ năng này là vô cùng quan trọng. Để thành công, một BA hãy thể hiện khả năng đánh giá vấn đề của mình tốt, từ đấy biết cách tiếp nhận thông tin ở các bên liên quan, trước khi đưa ra quyết định.

Kỹ năng quản lý: BA cũng cần phải có kỹ năng quản lý dự án, để có thể lập ra những kế hoạch trong phạm vi của dự án từ đó sẽ có những chỉ đạo cho nhân viên của mình thực hiện các yêu cầu trong xử lý vấn đề, thay đổi ngân sách,…

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Đối với một BA khi làm công việc là cầu nối với khách hàng, doanh nghiệp thì việc tìm ra sự cân bằng giữa các mong muốn của đôi bên là điều mà BA phải làm và muốn làm tốt điều này cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Ngoài ra, vì sự cách tranh trong kinh doanh là rất nhiều, nên nếu có khả năng đàm phán với thuyết phục tốt, BA sẽ dễ dàng lấy được sự tin tưởng của khách hàng, từ đó tin tưởng mà sử dụng đến dịch vụ, lựa chọn dự án của doanh nghiệp mình.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về BA là gì? cũng như kỹ năng của một BA cần có trong công việc mà chúng tôi muốn các bạn nắm được. Công việc này mới chỉ du nhập vào Việt Nam ta được trên 10 năm nay, nhưng lại phát triển và đòi hỏi nguồn nhân lực lớn. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một BA ngoài cố gắng củng cố kiến thức kinh doanh, thì đừng quên hoàn thiện các kỹ năng mà chúng tôi chỉ ra ở trên nhé. Chúc các bạn thành công!

Các bài viết khác