Thẻ đỏ trong bóng đá là gì? Cấm thi đấu mấy trận?

thẻ đỏ trong bóng đá là gì
Rate this post

Trong khi thi đấu, chắc chắn không cầu thủ nào muốn nhận thẻ đỏ. Vậy thẻ đỏ trong bóng đá là gì? Khi nào bị phạt thẻ đỏ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

I. Thẻ đỏ trong bóng đá là gì?

Thẻ đỏ được rút ra khi cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng

Thẻ đỏ trong bóng đá là phương tiện xử phạt cầu thủ, huấn luyện viên khi có hành vi phạm lỗi. Đây là hình thức xử phạt cao nhất mà một cầu thủ hoặc thành viên của đội bóng phải chịu.

Theo đó, thẻ đỏ được sử dụng khi một cầu thủ vi phạm lỗi nghiêm trọng hoặc có hành vi xấu đối với trọng tài hoặc các cầu thủ khác.  Khi nhận thẻ đỏ, cầu thủ phải rời sân ngay lập tức và không được thay thế bằng một cầu thủ khác.

Bên cạnh đó, thẻ đỏ cũng thường được kèm theo án treo giò, có nghĩa là cầu thủ sẽ bị cấm tham gia vào một số trận đấu tiếp theo theo quy định.

Có hai cách phạt thẻ đỏ trong bóng đá là gian tiếp hoặc trực tiếp. Cụ thể:

  • Phạt thẻ đỏ gián tiếp là khi cầu thủ hoặc thành viên ban huấn luyện đã nhận đủ 2 thẻ vàng.
  • Phạt thẻ đỏ trực tiếp xảy ra khi cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng trên sân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng hoặc tinh thần cầu thủ đối phương.

II. Nguồn gốc của thẻ đỏ trong bóng đá

Thẻ đỏ được áp dụng lần đầu tiên tại World Cup 1970

Cựu trọng tài Ken Aston chính là cha đẻ của thẻ vàng, thẻ đỏ trong bóng đá. Theo thông tin mà Xoilac.TV tìm hiểu, trước World Cup 1970 việc điều hành các trận đấu là điều không hề dễ dàng đối với trọng tài, đặc biệt khi họ muốn truất quyền thi đấu của cầu thủ. Điển hình là cuộc đối đầu giữa đội tuyển Chile và Italia tại World Cup 1962.

Ken Aston được giao nhiệm vụ điều hành trận đấu này, và trong khi các cầu thủ hai bên lần lượt ra đòn bạo lực thì vũ khí duy nhất của trọng tài chỉ là lời nói.

Bốn năm sau đó, Ken Aston được chọn làm trưởng ban trọng tài World Cup 1966 và tiếp tục chứng kiến sự cố khác trong trận đấu giữa đội tuyển Anh và Argentina tại tứ kết.

Những hiểu lầm, rắc rối này đã khiến trọng tài người Anh phải hành động để tìm ra giải pháp. Và khi nhìn thấy cột đèn giao thông, Ken Aston đã nghĩ ra ý tưởng của những chiếc thẻ phạt. Cũng từ đỏ mà thẻ vàng, thẻ đỏ ra đời.

Phát minh này của Ken Aston ngay lập tức được FIFA ủng hộ và được áp dụng lần đầu tiên tại World Cup 1970. Những chiếc thẻ phạt giống như biểu hiện về quyền lực của trọng tài.

III. Những trường hợp bị phạt thẻ đỏ

1. Tình huống nhận thẻ đỏ

Cầu thủ có những tình huống bạo lực, nguy hiểm với đối phương sẽ bị thẻ đỏ

Như đã chia sẻ khi giải thích thẻ đỏ trong bóng đá là gì, khi cầu thủ hoặc thành viên thuộc ban huấn luyện phạm phải những lỗi nghiêm trọng sẽ bị trọng tài rút thẻ đỏ. Dưới đây là một số tình huống dẫn đến bị phạt thẻ đỏ trong bóng đá.

  • Gây thương tích hoặc phạm luật trong vùng 16m50, khi không có ý định tiếp cận bóng.
  • Vào bóng quá mạnh và nguy hiểm, có thể gây thương tích cho cầu thủ đối phương.
  • Sử dụng sức mạnh hoặc chân thô bạo trong các tình huống tranh chấp bóng hoặc xung đột với đối thủ.
  • Khi cầu thủ ngăn cản hoặc cản trở đối thủ mà không liên quan đến việc tranh giành quyền kiểm soát bóng, ví dụ như kéo áo, giữ lại đối thủ, hoặc đẩy đối thủ mà không tiếp cận bóng.
  • Cầu thủ có những lời nói hoặc hành động không tôn trọng đối với trọng tài hoặc đối thủ.
  • Cầu thủ cố tình cản trở cú sút từ đối phương bằng tay ở vị trí ghi bàn.
  • Khi cầu thủ nhận hai thẻ vàng sẽ bị rút thẻ đỏ và buộc phải rời sân.

2. Hình phạt khi nhận thẻ đỏ trong bóng đá là gì?

  • Rời sân: Cầu thủ nhận thẻ đỏ phải rời sân ngay lập tức và không được thay thế bằng một cầu thủ khác từ đội hình dự bị. Điều này có nghĩa là đội bóng của cầu thủ đó phải thi đấu với 10 cầu thủ trên sân.
  • Treo giò: Cầu thủ nhận thẻ đỏ thường sẽ bị án treo giò, điều này có nghĩa là họ sẽ không được phép tham gia vào một hoặc nhiều trận đấu tiếp theo, tùy thuộc vào nghiêm trọng của vi phạm và quy định của ban tổ chức.
  • Phạt tiền: Cầu thủ nhận thẻ đỏ cũng có thể bị phạt một khoản tiền bởi ban tổ chức hoặc liên đoàn bóng đá địa phương. Số tiền phạt thường phụ thuộc vào từng giải đấu.
  • Không được tham gia lễ trao giải: Cầu thủ nhận thẻ đỏ thường không được tham gia vào lễ trao giải sau trận đấu, bất kể đội bóng của anh có giành chiến thắng hay không.

IV. Một số thông tin thú vị về thẻ đỏ trong bóng đá

Bên cạnh thắc mắc thẻ đỏ trong bóng đá là gì còn có rất nhiều thông tin thú vị về chiếc thẻ phạt đầy quyền lực này.

1. Thẻ đỏ đầu tiên xuất hiện ở đâu?

Cầu thủ bị thẻ đỏ buộc phải rời sân ngay lập tức

Thẻ đỏ xuất hiện lần đầu tiên tại World Cup 1970 với mục đích là kiểm soát hành vi, cách ứng xử của các cầu thủ và ban huấn luyện. Nhờ đó mà các trọng tài điều khiển trận đấu công bằng và an toàn hơn.

2. Cầu thủ nhận thẻ đỏ sớm nhất

Lee Todd chính là cầu thủ nhận thẻ đỏ sớm nhất lịch sử bóng đá thế giới. Theo đó, trong trận đấu giữa Cross Farm Park Celtic và Taunton East Reach Wanderers tại giải đấu hạng thấp của bóng đá Anh, trọng tài đã phải tút tấm thẻ đỏ khi trận đấu mới bắt đầu được 2 giây.

Ngay khi còi khai cuộc vang lên, Lee Todd đã có pha vào bóng mạnh với cầu thủ đối phương. Trọng tài không do dự và ngay lập tức rút ra thẻ đỏ, đuổi anh ra khỏi sân sau chỉ 2 giây trận đấu. Đây là một trong những lần nhận thẻ đỏ nhanh nhất trong lịch sử bóng đá và trở thành một trò đùa giới truyền thông và người hâm mộ bóng đá thế giới.

Sau đó, Lee Todd gắn liền với danh hiệu “Cầu thủ nhận thẻ đỏ sớm nhất trong lịch sử bóng đá.”

3. Trọng tài viết những gì trên tấm thẻ đỏ?

Thông thường trên tấm thẻ đỏ được rút ra, trọng tài sẽ ghi tên cầu thủ, số áo của cầu thủ, lỗi cụ thể và thời gian phạm lỗi. Những thông tin này sẽ là cơ sở giữ liệu để FIFA quản lý và xử phạt theo đúng quy định.

V. Kết luận

Trên đây là những thông tin giải đáp giúp bạn hiểu rõ hơn thẻ đỏ trong bóng đá là gì cũng như các quy định liên quan. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích qua bài viết này.

Các bài viết khác