Lượt đi lượt về là gì? Tại sao lại có lượt đi lượt về?

lượt đi lượt về là gì
Rate this post

Nếu thường xuyên theo dõi bóng đá, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến lượt đi lượt về. Vậy lượt đi lượt về là gì trong bóng đá? Hãy cùng Xoilac TV tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Lượt đi lượt về là gì trong bóng đá?

Lượt đi lượt về là thể thức hai đội sẽ đá 2 lượt với nhau

Trong bóng đá, lượt đi lượt về được hiểu là 2 lượt đá giữa hai đội với nhau. Theo đó, mỗi đội sẽ có vai trò là chủ nhà ở 1 lượt đấu. Sau cả 2 trận đấu, đội nào có điểm số cao hơn thì sẽ dành chiến thắng. Cụ thể:

  • Lượt đi là giai đoạn đầu tiên của một giải đấu, trong đó các đội bóng tham gia thi đấu một lần với nhau. Điều này có nghĩa là mỗi đội sẽ đối đầu với tất cả các đối thủ khác một lần trong giai đoạn này. Thông thường, các trận đấu của lượt đi được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là nửa đầu của mùa giải.
  • Sau khi lượt đi kết thúc, các đội bóng sẽ tiếp tục thi đấu lượt về. Lượt về là giai đoạn thứ hai của giải đấu, trong đó các đội sẽ đối đầu với những đối thủ mà họ đã gặp trong lượt đi một lần nữa, nhưng lần này là trên sân của đối thủ đó.

II. Tại sao lại có lượt đi lượt về?

Thể thức lượt đi lượt về mang lại sự kịch tính cho các trận đấu

Lượt đi lượt về là gì? Tại sao luật này lại được áp dụng trong bóng đá. Theo… năm 1965, lượt đi lượt về được áp dụng lần đầu tiên trong bóng đá. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng nó vẫn được thực hiện và mang đến những lợi ích nhất định như sau:

  • Lượt đi lượt về cho phép mỗi đội có cơ hội thi đấu cả trên sân nhà và sân khách. Điều này giúp tạo ra một sự cân bằng trong việc xác định đội mạnh hơn, vì mỗi đội phải đối mặt với các thách thức khác nhau tùy thuộc vào sân đấu và môi trường thi đấu.
  • Hệ thống lượt đi lượt về tạo ra sự kịch tính và sự hấp dẫn cho giải đấu, bởi vì mỗi trận đấu có thể có nhiều khả năng và bất ngờ xảy ra. Các trận đấu lượt về thường có ý nghĩa quan trọng hơn, đặc biệt trong việc quyết định đội vô địch, suất tham dự các giải đấu châu lục hay thậm chí trụ hạng.
  • Cho phép các đội có cơ hội sửa sai trong trường hợp họ gặp khó khăn trong trận lượt đi.
  • Ngoài ra, việc đá lượt đi lượt về cũng đảm bảo sức khỏe của các cầu thủ được tốt nhất.

III. Luật bóng đá lượt đi lượt ᴠề

Như đã chia sẻ, luật đá lượt đi lượt về đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay khi được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1965. Vậy luật lượt đi lượt về được quy định như thế nào?

Luật lượt đi lượt về còn được gọi là luật bàn thắng sân khách. Điều này có nghĩa là 2 đội phải thi đấu 2 trận thì mới xác định được kết quả thắng thua. Nếu sau 2 lượt trận, đội nào có tổng số điểm lớn hơn thì sẽ dành chiến thắng.

Tuy nhiên, nếu cả hai đội có tổng số điểm bằng nhau sau 2 trận đấu, thì đội nào có nhiều bàn thắng trên sân khách hơn sẽ thắng chung cuộc. Thậm chí, có những trường hợp luật bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng nếu 2 đội đá hiệp phụ và sút luân lưu.

Luật bàn thắng sân khách ra đời nhằm phá vỡ thế cân bằng trong môn thể thao vua. Bởi trên thực tế, việc tổ chức lại các trận đấu rất tốn kém. Vì thế, ban đầu lượt đi lượt về trong bóng đá được nhiều người xem bóng đá trực tuyến kèo nhà cái ủng hộ. Thế nhưng, càng về sau thì luật này càng có nhiều điểm hạn chế.

Vẫn còn những ý kiến trái chiều về lượt đi lượt về

Ví dụ, cả hai đội thi đấu lượt đi và có tỷ số hòa 0-0 và lượt về với tỷ số hòa 1-1. Lúc này, khi xét theo luật bàn thắng sân khách thì đội khách chiến thắng cho dù số bàn thắng cả hai đội ghi bằng nhau. Có thể thấy, luật bàn thắng sân khách mang đến sự thiếu công bằng và khiến nhiều đội bóng thấy tiếc.

Vậy nên, có những trường hợp đã đã biết áp dụng luật bàn thắng sân khách, cầu thủ thi đấu mờ nhạt. Điều này khiến cho trận đấu chưa kết thúc nhưng ai cũng biết đội thắng thua và gần như là kết thúc. Do đó, nhiều người hâm mộ bóng đá không đánh giá cao luật này trong những giải đấu chuyên nghiệp.

IV. Những giải đấu áp dụng lượt đi lượt về

Hiện việc tổ chức các giải đấu áp dụng lượt đi lượt về rất phổ biến. Vì thế, biết được lượt đi lượt về là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải đấu đang diễn ra trên thế giới.

1. Cấp độ câu lạc bộ

Nếu như các giải đấu vô địch quốc gia được tổ chức dài hạn theo thể thức vòng tròn 2 lượt tính điểm thì cúp quốc gia, cúp liên đoàn vẫn sử dụng thể thức lượt đi lượt về.

Một số giải đấu cấp độ câu lạc bộ hấp dẫn như Coppa Italia, cúp nhà vua Tây Ban Nha. Còn đối với bóng đá Đức và Anh thì họ vẫn thể thức thi đấu 1 lượt dành cho FA Cup và cúp quốc gia Đức.

Nói đến các giải dành cho câu lạc bộ ở phạm vi khu vực và châu lục áp dụng lượt đi lượt về thì có Champions League, Europa League, Copa Libertadores của Nam Mỹ, AFC Champion League của khu vực châu Á.

2. Cấp độ đội tuyển quốc gia

AFF Cup là giải đấu áp dụng lượt đi lượt về cho cả trận chung kết

Vòng chung kết các giải bóng đá lớn trên thế giới như World Cup, Euro đều tổ chức tại một quốc gia nhất định nên không áp dụng thể thức lượt đi lượt về.

Tuy nhiên, những cặp đấu play off của vòng loại khu vực thì đều áp dụng lượt đi lượt về để đảm bảo tính công bằng, bởi những giải đấu này 4 năm tổ chức một lần nên cần nhiều thời gian để đá vòng loại. Đồng thời đảm bảo tính khách quan để chọn ra những đội tuyển mạnh nhất tham dự vòng chung kết.

Với người hâm mộ Việt Nam thì giải đấu áp dụng lượt đi lượt về gần gũi nhất là AFF Cup. Theo đó, thể thức lượt đi lượt về được bắt đầu từ vòng bán kết cho đến trận chung kết. Đây là một điều rất khác lạ bởi rất khiếm giải đấu nào mà đá chung kết lượt đi lượt về như vậy.

V. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về lượt đi lượt về là gì trong bóng đá cũng như các giải đấu áp dụng luật này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bóng đá hữu ích nhé.

Các bài viết khác