Xã hội học là gì? Học xã hội học sinh viên được trang bị những gì?

sinh viên xã hội học
Rate this post

Xã hội học một cái tên gọi không xa lạ với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, nhưng hiểu rõ về nó thì có lẽ ít người nắm được. Vậy xã hội học là gì? Học xã hội học sinh viên được trang bị những gì? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây, để có câu trả lời rõ nhất nhé.

Xã hội học là gì?

Xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu về những quy luật, tính quy luật trong xã hội chung mà đặc thù là sự phát triển cũng như vận hành hệ thống xã hội xác định ở mặt lịch sử. Xã hội học cũng là khoa học của các cơ chế tác động, các hình thức trong biểu hiện ở quy luật với những hoạt động của một cá nhân, của các nhóm xã hội, các giai cấp, các dân tộc.

xã hội học là gì

Thực tế, xã hội học là một ngành còn rất non trẻ, dù nó có đã có lịch sử phát triển vô cùng riêng biệt. Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, xã hội lúc đó chưa tồn tại là một môn khoa học độc lập, nó được hòa tan với các ngành khoa học khác như: dân tộc học, nhân chủng học, tâm lý xã hội, tâm lý học, đặc biệt là triết học. Nhưng đến những năm nửa cuối thế kỷ XIX xã hội học đã trở thành môn khoa học độc lập và có đối tượng – chức năng – phương pháp hoàn toàn riêng biệt.

Tại Việt Nam, nếu như các sĩ tử có nguyện vọng học ngành xã hội học thì sẽ thi các khối sau đây: Khối A (toán – lý – hóa), khối C (văn – sử – địa), khối D1 (toán – anh – văn), D12 (văn – lịch sử – anh). Các trường đào tạo ngành học này tiêu biểu như: Đại học Công Đoàn, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH quốc gia TP. Hồ Chí Minh), Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Đại học Khoa học – ĐH Huế, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Đà Lạt.

Khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên xã hội học học có thể làm những công việc cụ thể như: Trở thành giáo viên (giảng dạy ở các trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp nghề chuyên nghiệp), làm nhà nghiên cứu xã hội (tại các viện hoặc là trung tâm nghiên cứu hoặc hệ thống trường học), làm nhà tư vấn xã hội (tại các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước, cho các công ty chuyên nghiên cứu về thị trường), làm phóng viên (có thể làm phóng viên đưa tin hoặc biên tập ở toà soạn báo – tạp chí khoa học), nhân viên xã hội ở tổ chức xã hội, nhân viên quản lý nhân sự – tư vấn (tại công ty, xí nghiệp, nhà máy trong và ngoài nước) hoặc là ở hệ thống của cơ quản lý nhà nước.

Học xã hội học sinh viên được trang bị những gì?

Với sinh viên xã hội học, trong những năm tháng trên giảng đường Đại học sẽ được cung cấp những kiến thức có bản dưới đây. Trong đó, có kiến thức chung, kiến thức theo lĩnh vực, kiến thức khối ngành, kiến thức nhóm ngành và kiến thức ngành.

sinh viên xã hội học

Kiến thức chung

Tất cả sinh viên xã hội học sẽ được học những kiến thức chung sau đây:

  • Kiến thức về nguyên lý cơ bản trong hệ thống Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Có kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động giao tiếp bởi 1 trong bốn ngoại ngữ: Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, Tiếng Nga
  • Có nhận thức tốt đến tầm quan trọng trong kiến thức quân sự, thể dục cũng như có năng lực cơ bản để theo kịp những yêu cầu trong cách huấn luyện của lĩnh vực này
  • Có thể sử dụng ngoại ngữ tốt với những kỹ năng nghe – nói – đọc – việt.

Kiến thức theo lĩnh vực

Kiến thức theo lĩnh vực, sẽ bao gồm có:

  • Những kiến thức sâu rộng về văn hóa đại cương, lịch sử về các nền văn minh thế giới
  • Được trang bị và nắm vững kiến thức Nhà nước – pháp luật đại cương. Theo đó, sẽ có những hiểu biết cơ bản nhất về tổ chức Nhà nước Việt Nam trong xã hội hiện, nắm rõ việc phân chia của ngành luật cũng như một vài vấn đề có tính quan trọng nhất trong pháp luật
  • Nắm vững những thức liên quan đến logic học, những vấn đề của môi trường hiện nay khi đang gắn với sự phát triển của kinh tế – xã hội
  • Nắm vững những phương pháp về thống kê cơ bản, từ đó ứng dụng vào việc tiến hành thu thập và xử lý những thông về khoa học xã hội
  • Có nguồn kiến thức về nhập môn kinh tế học

Kiến thức theo khối ngành

Kiến thức theo khối ngành, sinh viên được đào tạo những kiến thức sau:

  • Đầu tiên là nắm những kiến thức cơ bản của liên ngành của một số ngành như: dân số học, nhân học đại cương, tâm lý học xã hội đại cương, lịch sử văn hóa Việt Nam, công tác xã hội
  • Nắm những những phương pháp để tiến hành việc nghiên khoa học cơ bản thuộc vào khối ngành, từ đó ứng dụng vào việc tiến hành thu thập – xử lý thông tin đã thu thập được như là định tính và định lượng từ những phần mềm trong máy tính đang thịnh hành nhất.

Khối kiến thức theo nhóm ngành

Kiến thức theo nhóm ngành, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản như sau:

  • Đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học thuộc vào nhóm ngành (công tác xã hội, xã hội học, nhân học và tâm lý học)
  • Sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản trong khoa học phân tích về hành vi con người khi được đặt trong một trường xã hội
  • Được đào tạo và có thể nắm vững được kiến thức liên quan đến truyền thông – dư luận xã hội
  • Kiến thức cơ bản liên quan đến tâm lý học trong sự phát triển, cũng như tôn giáo đại cương.

Kiến thức ngành

Kiến thức ngành mà sinh viên xã hội học được đào tạo bao gồm:

  • Những kiến thức đại cương về xã hội học, biết cách phân chia những chuyên ngành cơ bản thuộc nhóm xã hội học, biết về một vài khái niệm cũng như thuật ngữ quan trọng, các phương pháp cơ bản nhất trong xã hội học
  • Nắm vững về kiến thức lịch sử trong sự hình thành, cốt lõi của những chủ thuyết của xã hội học hiện đại như là chủ thuyết cấu trúc – chức năng, chủ thuyết về tương tác xã hội, chủ thuyết về hành động xã hội, chủ thuyết xung đột,…
  • Hiểu một rõ ràng nhất trong việc phân chia cơ bản của những phạm trù ứng dụng, trong kiến thức xã hội học (quản lý tổ chức, kinh tế, văn hóa, giáo dục, giới và gia đình,…)
  • Nắm vững và có thể ứng dụng được những phương pháp định tính, định lượng vào trong hoạt động nghiên cứu xã hội học cơ bản của xã hội học
  • Được đào tạo và có những kiến thức nền tảng về những chuyên ngành quan trọng, phù hợp với lại nhu cầu trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay như là: xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học quản lý, xã hội học giáo dục,…

Kết luận

Từ thông tin bài viết, các bạn đã nắm rõ kiến thức và hiểu xã hội học là gì rồi chứ ạ. Đây là một ngành nói là mới nhưng mà không mới, trong hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay. Các khối thi vào ngành cũng nhiều, vì thế nếu các bạn thực sự yêu thích và mong muốn theo đuổi công việc của một nhà xã hội học thì đừng bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi.

Các bài viết khác